VẬT LIỆU COMPOSITE TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

Trong ngành công nghiệp thiết kế nội thất hiện nay, vật liệu composite rất phổ biến bởi đô bền cao, chi phí phù hợp và có thể áp dụng tại nhiều chi tiết thiết kế. Trong bài viết dưới đây, Huy Long Furniture sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể hơn về vật liệu composite và ứng dụng của chúng trong ngành thiết kế nội thất

Nhựa composite là gì? Cấu tạo nhựa composite

Nhựa composite có tên tiếng anh là Fiberglass Reinforce Plastic (FRP), tức là “nhựa cốt sợi thủy tinh”. Nhựa composite được tạo thành từ 2 pha, pha nhựa và pha chất độn. Pha chất độn giúp nhưa tăng được các ưu điểm vật lý so với chất nhựa ban đầu. Pha nhựa được cấu thành từ các nhóm sợi như sợi khoáng chất, sợi tổng hợp, sợi nhựa, sợi carbon, …

Nhìn chung, nhựa composite có khả năng kết dính tốt, chống xói mòn, chống xước cao, ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và dân dụng.

Ưu và nhược điểm nhựa composite

Ưu điểm:

  • Độ bền cơ học cao: vì được sử dụng là vật liệu cốt nên composite thường có độ bền cao, có khả năng chống chịu trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không bị tác động bởi các sinh vật biển.
  • Trọng lượng riêng bé: với trọng lượng rất nhẹ, “vật liệu composite” dễ dàng được vận chuyển đến các địa điểm có địa hình xấu. Nhờ thế công nhân sẽ dễ dàng thi công và lắp đặt hơn.
  • Giá thành rẻ: trong lĩnh vực xây dựng, chất liệu composite thường rẻ hơn các vật liệu như gang, thép nhiều lần nhưng nó vẫn đảm bảo được sức chịu đựng ngang với các vật liệu khác.
  • Tính thẩm mỹ cao: là vật liệu dễ tạo dáng trong trang trí thiết kế nên composite có tính thẩm mỹ cao hơn so với các loại vật liệu khác. Ngoài ra, chúng có thể dễ dàng tạo màu theo mong muốn của khách hàng.

Nhược điểm

  • Chất thải khó xử lý, là vật liệu không thể tái chế được.
  • Độ bền va đập kém nếu so sánh với tính bền của vật liệu composite với gang thép.
  • Chất lượng của vật liệu phải phụ thuộc nhiều vào tay nghề của công nhân.

Ứng dụng của nhựa composite trong thiết kế nội thất

Nhựa composite đặc biệt hữu dụng trong việc thiết kế nội thất ngoài trời. Vì đặc tính “ngoài trời”, tiếp xúc với nhiều điều kiện tự nhiên như gió thổi, nắng chiếu hoặc mưa ướt, các đồ nội thất từ gạch, gỗ hoặc nhựa thường không chịu được ẩm mốc, sẽ bị mối, mọt,… Trong khi đó, vật liệu composite có độ bền cao hơn rất nhiều, có thể sử dụng thay thế để ứng dụng trong các bể bơi, bàn ghế vườn,…

(Sàn gỗ nhựa composite ngoài trời)

 

(Tấm ốp tường gỗ nhựa composite)

 

(Tủ bếp nhựa composite)

 

(Cửa gỗ nhựa composite)

Ngoài ra, nhựa composite cũng rất hay xuất hiện trong các đồ nội thất trong nhà. Có thể kể đến một số sản phẩm thiết kế nội thất thường thấy làm từ composite như ống dẫn nước, vỏ bọc các loại bồn, mặt bàn ghế, hệ thống sứ cách điện, tủ bếp nhựa composite,…