DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ TRONG ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA?

Virus Corona khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để đối phó và duy trì hoạt động trong đại dịch virus Corona? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Ngày 30/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) với dịch virus Corona sau cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp.
Điều này có nghĩa dịch virus Corona đang ở mức báo động khẩn cấp, cực kỳ nguy hiểm.
Hiện nay, tại Việt Nam, đã có 3 trường hợp dương tính với viruts Corona.

Đại dịch virus Corona không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể cướp đi mạng sống của bất kỳ ai mà kéo theo đó còn là hàng loạt hoạt động kinh tế ngưng trệ, các doanh nghiệp bắt buộc phải ngừng hoạt động.

Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để đối phó và duy trì hoạt động trong đại dịch virus Corona? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động các doanh nghiệp như thế nào?

Dễ thấy rằng những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Corona sẽ là du lịch – nhà hàng – khách sạn – nghệ thuật biểu diễn – vận tải hành khách – đào tạo giáo dục cùng những nhà cung cấp cho chúng. Trong số đó, các nhà sản xuất rượu bia sẽ nhận thêm thiệt hại đáng kể sau khi vừa bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100. Cụ thể:

Doanh nghiệp mảng du lịch thất thu

Khi đại dịch xảy ra, du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cũng giảm hẳn. Các khách sạn, hãng hàng không, sòng bạc và các công ty lữ hành đều thông báo sự giảm mạnh trong kinh doanh. Những điểm đến bị tác động mạnh mẽ nhất của dịch bệnh này là các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Hong Kong, Macau (Trung Quốc), Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… những nơi là địa điểm du lịch yêu thích của du khách Trung Quốc.

Ngành du lịch của Trung Quốc cũng thất thu nghiêm trọng. Tác động về kinh tế vì thế cũng sẽ lớn hơn so với dịch SARS bởi quy mô ngành này đã lớn gấp đôi so với năm 2003, đóng góp khoảng 5% GDP. Giờ đây, số lượng khách du lịch hàng không đã tăng gần 10 lần và du lịch đường sắt cũng tăng mạnh.

Virus Corona khiến doanh nghiệp mảng du lịch thất thu

Virus Corona khiến doanh nghiệp mảng du lịch thất thu

Doanh nghiệp vận tải hàng hoá, logistics và dịch vụ kho vận

Các doanh nghiệp vận tải hàng hoá, logistics và dịch vụ kho vận cũng vì thế mà sẽ suy giảm đơn hàng và doanh thu. Thậm chí, họ còn thiệt hại kép vì chi phí nhân sự trên một đơn vị hàng hoá sẽ tăng cao.

Virus Corona khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới tiếp giáp với Trung Quốc

Virus Corona khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới tiếp giáp với Trung Quốc

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, cho dù hoạt động trong ngành nào, cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Hãy hình dung thử, chỉ cần một trường hợp bị phát hiện có nghi vấn nhiễm bênh là cả phân xưởng, nhà máy và những người có tiếp xúc sẽ bị cô lập, gây gián đoạn sản xuất và kinh doanh.

Các đơn vị sử dụng nhà cung cấp, vật tư nguyên vật liệu… từ những địa phương có các ca nhiễm bệnh cao cũng sẽ bị gián đoạn hoạt động. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình LEAN, JIT hoặc không kho.

Giải pháp giúp doanh nghiệp ứng phó trước đại dịch vius Corona

1. Phải ưu tiên các biện pháp phòng chống lây nhiễm

Các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại doanh nghiệp bao gồm:

  • Truyền thông nội bộ các quy tắc: Duy trì khoảng cách 2m với người đối diện, hắt hơi phải dùng khăn giấy hoặc dùng khuỷu tay che và cúi xuống tránh hắt hơi vào người bên cạnh, không sờ vào mặt…
  • Yêu cầu 100% nhân viên đeo khẩu trang.
  • Phân phát dụng cụ vệ sinh như: khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau tay…
  • Thực hiện vệ sinh, khử trùng nơi làm việc.
  • Dừng, hoãn các cuộc họp, tập huấn không cần thiết, không quan trọng.
  • Chuyển các cuộc họp sang họp online thông qua điện thoại, internet.
  • Truyền thông nội bộ, hướng dẫn cán bộ công nhân viên tự giác phòng chống lây nhiễm virus, sử dụng khẩu trang, dụng cụ vệ sinh đúng cách.
  • Khuyến cáo cán bộ công nhân viên khống tham gia lễ hội và những nơi tụ tập đông người.

Phải ưu tiên các biện pháp phòng chống lây nhiễm

Phải ưu tiên các biện pháp phòng chống lây nhiễm

2. Có giải pháp xử lý kịp thời khi nhân viên ốm tại công ty

Để tránh dịch bệnh lây lan, những người có biểu hiện cảm cúm, ốm sốt Nhân sự Hành Chính và Tổ Y tế Doanh nghiệp phải theo dõi kịp thời hàng ngày để yêu cầu đến cơ sở y tế khám chữa bệnh, cách ly ở nhà cho đến khi mạnh khoẻ trở lại.

Nếu có nhân viên ốm đột xuất tại công ty, đại diện doanh nghiệp nên trình báo đến đường dây nóng, cơ quan chính phủ để được tư vấn giải pháp xử lý kịp thời.

3. Duy trì các công việc quan trọng

Duy trì các công việc quan trọng là điều cần thiết để duy trị hoạt động của doanh nghiệp. Để duy trì các công việc quan trọng, doanh nghiệp cần thực hiện các điều sau:

  • Đảm bảo khả năng thay thế, xem xét việc chuyển giao quyền, sản xuất thay thế, công việc thay thế…
  • Linh động địa điểm làm việc, cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
  • Xem xét hàng tồn kho để đưa ra chiến lược phù hợp
  • Xác nhận điều chỉnh với các bên liên quan về việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Chuyển đổi năng lực tổ chức điều hành

Doanh nghiệp cần xem xét và phân tích lại hệ thống quy trình điều hành cùng mô hình kinh doanh, cải tiến quyết liệt và áp dụng công nghệ vào tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu phụ thuộc vào nhân sự, lượng nhân sự sử dụng, thời gian giao hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đại dịch Corona vừa là thách thức mà cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp. Vấn đề là ta cần tập trung quyết liệt hành động và chuyển đổi nhanh, thay vì ngồi dậm chân than khóc. Hãy nhanh chân hành động và thay đổi ngay từ hôm nay nhé!